5 lưu ý khi sử dụng âm thanh trong thiết kế web

5 lưu ý khi sử dụng âm thanh trong thiết kế web
      Accelerated Mobile Pages

Bạn đang có nhu cầu sử dụng âm thanh như một yếu tố thu hút trên thiết kế website của mình. Trước khi thực hiện hãy cùng xem qua 5 kinh nghiệm bạn cần...

Bạn đang có nhu cầu sử dụng âm thanh như một yếu tố thu hút trên [website] của mình. Trước khi thực hiện hãy cùng xem qua 5 kinh nghiệm bạn cần để tâm khi quyết định sử dụng âm thanh trên website.

Âm thanh trên web. Từ trước đến nay, hầu như hai yếu tố này không nên đi cùng với nhau. Hầu hết chúng ta sẽ khó chịu khi truy cập một website mà không biết âm thanh được phát ra từ đâu và tắt như thế nào?

Nhưng đó chỉ là quá khứ. Với sự phát triển của những thiết bị thông minh “mặc trên người” như đồng hồ thông minh, kính thông minh.. thì những thiết kế web hình ảnh trực quan truyền thống trở nên không còn phù hợp. Xuất bản nội dung âm thanh và điều khiển bằng giọng nói chính là chìa khóa cho sự phát triển của thế hệ website tiếp theo. 

 Web Audio
Sử dụng Web Audio API trong việc tối ưu hóa âm thanh trên website

5 bí quyết thiết kế dưới đây sẽ giúp bạn tạo ra một website có công cụ âm thanh hiệu quả và tăng tối đa trải nghiệm người dùng.


Không phải bất kỳ liên kết hay một hoạt động nào trên website cũng được sử dụng công cụ âm thanh. Chỉ nên lựa chọn những thông điệp quan trọng với người sử dụng hoặc đòi hỏi sự chú ý của họ. 


Một trong những lý do các ứng dụng điện thoại di động bản địa có xu hướng sử dụng nhiều âm thanh là nó cần thiết để cung cấp thông tin quan trọng trong một môi trường nhiều tiếng ồn và đầy nhiễu thông tin. Vậy một ứng dụng web thì có khả năng được sử dụng trong một môi trường yên tĩnh hoặc nhiều tiếng ồn mà có thể làm xao lãng người khác hay không? Nếu bạn đang xem xét để thêm công cụ web âm thanh để nâng cao trải nghiệm di động, hãy xem xét các độ cao âm thanh của bạn. 

3)Âm thanh có gây phiền nhiễu?

Âm thanh đi kèm với nguy cơ tiềm ẩn việc gây khó chịu cho người dùng. Khi sử dụng âm thanh, hãy chú ý những điều sau:

-Làm cho âm thanh ngắn lại. Ít hơn một giây là thích hợp hơn, nửa giây thì tốt hơn.

-Hãy chắc chắn rằng âm thanh hài hòa, âm sắc dễ chịu chứ không chói tay.

-Chỉ lặp lại các âm thanh khi cần thiết.

Liên quan đến sự lặp lại, các công cụ ứng dụng trò chuyện của Facebook và G+ sử dụng âm thanh thông báo cho người dùng biết rằng ai đó đang gửi cho họ một tin nhắn. Nếu Facebook được mở trong một tab khác với tab đang làm việc hiện tại, thì âm thanh sẽ gây chú ý cho người dùng. Nhưng nếu người dùng đang trả lại cuộc trò chuyện, thì âm thanh này có lợi ích gì không?

4)Hiệu suất

Phụ thuộc vào thời gian của âm thanh, kích thước tập tin lớn hơn bao nhiêu so với các hình ảnh trên trang website. May mắn thay, điều này không ảnh hưởng nhiều đến trực quan hoặc ngăn chặn bất kỳ chức năng. Vì vậy, thay vì tải về tập tin âm thanh [HTML] cùng với hình ảnh của bạn, hãy xem xét tải nó trong nền sau khi trang đã được nạp, trong khi đó thì người dùng đang hạnh phúc khi sử dụng tương tác trên trang của bạn.

lua chon am thanh
Lựa chọn âm thanh phù hợp với ứng dụng web

5)Bối cảnh và bản sắc

Âm thanh được tạo ra để nâng cao trải nghiệm người dùng của một ứng dụng web dành cho trẻ em không giống với ứng dụng web tài chính. Hãy tưởng tượng tâm trạng của người dùng sử dụng ứng dụng và đảm bảo bạn lựa chọn giai điệu một cách thích hợp. 

Âm thanh có thể trở thành một phần không thể tách rời của thương hiệu công ty. Chẳng hạn như âm thanh khởi động Mac, nhạc chuông Intel...Facebook gần đây đã đưa ra ý tưởng sử dụng âm thanh cuộc trò chuyện được tạo từ 4 nốt F, A, C và E.

Kết luận

Nếu được sử dụng tốt, âm thanh sẽ là công cụ giúp cho những ứng dụng web tẻ nhạt trở nên phong phú hơn. Hãy quên đi những nhạc nền autoplay, tập trung vào nó như thể sẽ cải thiện được trải nghiệm tổng thể trên website của bạn. 

Âm thanh có thể là công cụ có hiệu quả trong việc cung cấp thông tin phản hồi cho người dùng của bạn một cách trực quan nhất.