Muốn không bị sa thải thì đừng kêu ca trên Facebook, đã có rất nhiều người mất việc vì nó

Muốn không bị sa thải thì đừng kêu ca trên Facebook, đã có rất nhiều người mất việc vì nó
      Accelerated Mobile Pages

Hàng đống người đã mất việc chỉ vì một status trên facebook hay một dòng tweet tưởng chừng vô hại. Bạn có tin không ?

Ngày nay, truyền thông và các mạng xã hội là công cụ đắc lực giúp người lao động có thể tiếp cận nhà tuyển dụng một cách dễ dàng hơn, nhưng đồng thời cũng là con dao hai lưỡi nguy hiểm có thể khiến bạn bị đuổi việc bất cứ lúc nào. Hãy cẩn trọng với những gì bạn kể với báo chí, hay thậm chí cả dòng status bạn cập nhật lên Facebook cá nhân nếu không muốn bị sa thải vì những lí do lãng xẹt như dưới đây.
 

Mạng xã hội như một con dao 2 lưỡi, hãy cẩn thận.

Solomon Lederer, người từng giữ vị trí kĩ sư phần mềm tại Morgan Stanley, đã bị đuổi việc sau khi chia sẻ với tờ Wall Street về việc anh xây dựng mạng lưới công việc bằng những cách khá kì cục như đề nghị dắt hộ chó hay sắp xếp tủ đồ cho một người lạ mặt anh gặp ở ga tàu điện ngầm.

Morgan Stanley có vẻ là một công ty khá nghiêm khắc về hình ảnh nhân viên của công ty mình. Christian Curry, một anh chàng cũng làm việc tại đây thì bị sa thải chỉ vì làm người mẫu ảnh cho tạp chí người lớn Playguy.
Nhưng ví dụ điển hình nhất cho việc bị mất việc chỉ vì mạng xã hội phải là câu chuyện “Cisco béo bở”. Số là cô gái 22 tuổi Connor Riley đã kể lể trên Twitter rằng mình đã được công ty Cisco nhận nhưng vẫn đang băn khoăn “cân nhắc giữa một mức lương béo bở với việc phải hàng ngày phải đi làm những công việc chán ngắt ở tận San Jose.”

Tuy nhiên Riley khẳng định tất cả là do các phương tiện truyền thông, đặc biệt là những nguồn tin không chính thống như các trang blog, thêu dệt ra. Cô nhấn mạnh rằng công việc cô được đề nghị tại Cisco chỉ đơn giản là một vị trí thực tập sinh và phủ nhận việc mình bị buộc thôi việc.
 
  

Đừng để những câu nói vô thưởng vô phạt trên mạng hủy hoại tương lai của bạn.

Còn đây là những gì thực sự đã diễn ra:

Riley, một sinh viên mới tốt nghiệp trường Đại học danh giá Berkely, đã được nhận ngay vào làm tại Cisco. Đó chính là “mức lương béo bở” mà cô nàng nhắc tới. Không may thay, một nhân viên tại Cisco tình cờ đọc được dòng tweet trên và đã trả lời lại: “Ai là người tuyển cô này vậy? Thông tin cô ta ghét công việc tại đây chắc hữu ích với họ lắm. Mọi người ở Cisco đều thông thạo mạng xã hội đấy.”

Quá là đen đủi! Nhưng chắc cô nàng cũng chả quan tâm vì chính cô đã than phiền “hàng ngày phải đi làm những công việc chán ngắt ở tận San Jose” còn gì.

Dù vậy một nhân viên tại Morgan Stanley, nơi có mức lương trung bình và chế độ phụ cấp cao hơn Cisco rất nhiều, hẳn là sẽ rất khổ sở nếu bị mất việc. Hiểu được điều này, Morgan Stanley đã sử dụng chính trường hợp Riley như là một giáo cụ trực quan sinh động để cảnh báo nhân viên mới về những điều không được làm trên mạng. Bài học rút ra là đừng bao giờ đề cập đến công ty bạn đang làm việc lên mạng xã hội nếu không muốn bị sa thải ngay lập tức.